LIên hệ 0836373456

Giỏ hàng

Your Cart is Empty

Quay lại trang cửa hàng

Giỏ hàng

Your Cart is Empty

Quay lại trang cửa hàng

Tổng hợp lỗi phần cứng máy tính thường gặp và cách khắc phục

Hiện nay, hầu như máy tính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, máy tính hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong mọi việc từ việc học tập, công việc cho đến các hoạt động vui chơi, giải trí,…
Tuy nhiên trong những lúc chúng ta sử dụng máy tính thì không thể nào tránh được những sự cố xảy ra không mong muốn. Khi gặp những sự cố này chúng ta cần nên làm những gì để khắc phục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé, mình sẽ tổng hợp các lỗi phần cứng máy tính thường gặp và cũng như cách để xử lý những lỗi đó.

Trước khi tìm hiểu về các lỗi phần cứng của máy tính thì chúng ta cần phải nắm được cơ bản các bộ phận của máy tính gồm có những gì:
MAINBOARD : Hay còn gọi là bo mạch chủ, đây là một bảng mạch lớn nằm trong hộp máy có chức năng giúp các thiết bị liên kết với nhau hoạt động một cách trơn tru và logics thành một khối thống nhất.
CPU (Central Processing Unit): Hay còn được gọi là bộ vi xử lý, đây là cơ quan đầu não giống như bộ não của chúng ta. Tốc độ và hiệu suất của CPU chính là yếu tố quan trọng giúp cho máy tính hoạt động nhanh hay chậm.
RAM (Random Access Memory ): Là thiết bị lưu trữ tạm thời, giúp lưu trữ những chương trình mà CPU chưa kịp xử lý, giống như chúng ta mở một lúc nhiều phần mềm CPU chưa kip xử lý thì chương trình đó sẽ được lưu trong RAM, RAM càng lớn thì càng lưu được nhiều chương trình. Nhiều bạn cứ nghĩ rằng RAM càng nhiều máy chạy càng nhanh thì chưa đúng, RAM chỉ cần đủ hoặc dư xíu là được rồi, nhiều quá không dùng hết sẽ lãng phí.
Ổ CỨNG: Đây là thiết bị đọc và ghi giúp lưu trữ dữ liệu cũng như hệ điều hành.
NGUỒN: Nguồn là thiết bị cung cấp toàn bộ nguồn điện cho mainboard, cpu, ram ổ cứng hoạt động và xử lý thông tin. Một máy tính hoạt động ổn định hay không thì nguồn chính là một trong các linh kiện quyết định vấn đề đó.
CARD MÀN HÌNH (Graphics card): Đây là thiết bị chuyên xử lý các thông tin, dữ liệu về hình ảnh đồ họa trong máy tính như là: màu sắc, hình ảnh, độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.

Các lỗi phần cứng máy tính thường gặp và cách khắc phục

Máy tính bị treo, đơ, chậm.

Đây là trường hợp khá phổ biến mà chúng ta thường xuyên phải gặp nhất, khi chúng ta sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài thì những lỗi như treo máy, đơ, chậm,…là những điều không thể tránh khỏi. Các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn đến vấn đề này là:
Do CPU quá nóng vì quạt tản nhiệt hoặc thiết bị tản nhiệt có vấn đề.
Máy tính chạy quá nhiều chương trình cùng một lúc.
Driver của máy bị lỗi.
Lỗi ổ cứng, hệ điều hành.
Máy dính những phần mềm độc hại, Virus,…
Ổ cứng của máy có thể đã bị va đập, bad, delay.
Cách xử lý:
Cài các phần mềm diệt virus.
Dọn dẹp rác, các tệp file lưu tạm thời, nháp.
Update, cài lại hệ điều hành.
Sửa hoặc thay thế ổ cứng mới, bạn nên sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trước khi sửa hoặc thay ổ cứng mới.
Vệ sinh các bộ phận như RAM, CPU, quạt tản nhiệt,…

Máy tính tự động tắt nguồn

Trường hợp này chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và hoảng hốt nhất. Nguyên nhân chính có thể dẫn đến trường hợp này có thể là do CPU quá nóng, nguồn điện không đủ (sụp nguồn), mainboard bị lỗi, chạm,…
Cách xử lý:
Ở trường hợp này, sau khi bạn kiểm tra xem nguồn điện có ổn hay chưa, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng tự động tắt nguồn này thì mình khuyến khích các bạn nên thay nguồn mới, không nên tiếp tục sửa vì có khả năng cao vẫn sẽ bị lại.
Tra keo tản nhiệt cho CPU
Nên tới các cửa hàng uy tín để sửa, thay mới mainboard

Máy tính tự khởi động lại

Đây có lẽ là trường hợp khiến nhiều người phải khó chịu nhất bởi vì trong khi chúng ta đang làm việc thì bỗng dưng máy tính tự động tắt mà không rõ nguyên do hay hiện bất cứ thông báo nào.
Nhưng ở trường hợp này có rất nhiều nguyên nhân khác nhan dẫn đến, có thể là do lỗi của Hệ điều hành, phần cứng không ổn định, xung đột giữa các phần mềm
Cách xử lý:
Ở trong trường hợp này bạn nên tiến hành kiểm tra lại các phần mềm, phần cứng,RAM, bộ nguồn,… cũng như bạn cần phải có phần cứng thay thế, thời gian và tính kiên nhẫn.

Máy tính khởi động lại rồi tắt, liên tục

Ở trường hợp lỗi này thì có thể do máy tính của bạn đã bị lỗi do CPU quá nóng, mainboard mất kiểm soát.
Cách xử lý:
Bạn có thể vệ sinh lại mainboard, tra keo tản nhiệt CPU. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì bạn nên đưa đến những nơi sửa chữa máy tính uy tín.

Lỗi ổ cứng máy cứng

Khi máy tính bạn gặp phải lỗi này, bất cứ khi nào máy tính truy cập dữ liệu trong ổ cứng bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng kêu bip.
Cách xử lý:
Đối với lỗi máy tính này cách khắc phục hiệu quả nhất là thay hoàn toàn ổ cứng mới.
Nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí hoặc chưa có điều kiện thay thế thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm để sửa lỗi ổ cứng như: HDD Regenerator hoặc Norton Save & Restore 2.0… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trước khi tiến hành sửa chữa hoặc thay mới ổ cứng nhé.

Máy tính không nhận ổ cứng

Nguyên nhân có thể xảy ra tình trạng này có thể là do dây cap bị lỏng hoặc bị đứt, nguồn điện cung cấp không đủ, ổ cứng hỏng cơ.
Cách xử lý:
Thử thay thế dây cap khác, thay nguồn mới, ổ cứng mới

Máy tính bị lỗi hệ điều hành

Khi bạn khởi động máy tính nhưng không thể nào vào được hệ điều hành Windows, hoặc máy tính của bạn thường xuyên bị lỗi hệ điều hành và lúc nào cũng phải cài lại Win khiến cho bạn gặp rắc rối và mất rất nhiều thời gian.
Nguyên nhân do ổ cứng không nhận hoặc ổ cứng bị bad.
Cách xử lý:
Nếu nguyên nhân do ổ cứng không nhận thì bạn có thể kiểm tra và cắm hoặc thay cab ổ cứng, nếu ổ cứng đã quá cũ hoặc đã thay cab nhưng không hiệu quả thì bạn nên thay mới ổ cứng, hoặc đem đi sửa chữa.

Màn hình không hiển thị khi khởi động

Đây là lỗi khá phổ biến, bạn khởi động máy tính và chờ rất lâu nhưng màn hình máy tính chỉ vẫn là màu đen, nguyên nhân có thể do máy đã bị lỗi liên quan đến CPU, RAM, mainboard,…
Cách xử lý:
Đối với lỗi do CPU: bạn có thể lắp sang một máy khác để kiểm tra hoặc vệ sinh lại CPU.
Còn đối với lỗi do RAM: bạn cũng có thể tiến hành tháo để vệ sinh, thay vào một máy khác để tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra lại nguồn cung cấp điện cho máy tính, có bị lỏng hay đứt dây hay không.
Đối với lỗi do Mainboard: Đây là bộ phận rất quan trọng của máy tính, nếu bạn không hiểu rõ về Mainboard thì tốt nhất đừng nên tự sửa chữa. Bạn có thể gọi bảo hành hoặc nếu main lỗi quá nặng thì bắt buộc phải thay mới để đảm bảo máy chạy tốt.

Lỗi dowload các phần mềm thì chỉ tới 99% thì đứng

Có lẽ nhiều bạn cũng đã gặp trường hợp này và rất mất thời gian khi chờ đợi tải phần mềm đến khi gần xong thì dừng không tiếp tục được nữa.
Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do lỗi Hệ điều hành, lỗi ổ cứng, ổ cứng bị bad hoặc delay.
Cách xử lý:
Cài lại hệ điều hành
Kiểm tra lại ổ cứng, nếu cần thiết thì có thể thay mới
Tiến hành quét dọn rác, virus.

Máy tính bị lỗi hiện màn hình xanh chữ trắng

Có lẽ đây là lỗi không mấy là xa lạ với chúng ta và khiến bạn nóng giận vô cùng khi đang làm việc, học tập mà đột nhiên máy tính bị lỗi như vậy và đương nhiên những gì bạn đang làm trên máy tính sẽ chưa kịp lưu lại.
Nguyên nhân để xảy ra trường hợp khó chịu như thế này là do lỗi liên quan đến RAM
Cách xử lý:
Trước tiên bạn nên cài lại hệ điều hành, nếu vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng màn hình xanh thì bạn nên nhờ sự giúp đỡ từ thợ sửa máy tính để kiểm tra RAM có bị bad hay không, và chúng ta sẽ phải thay một thanh RAM khác nếu RAM mà bạn đang sử dụng bị bad.
Kết luận
Trên đây là mình đã tổng hợp một số trường hợp lỗi phần cứng máy tính cũng như cách xử lý đối với từng trường hợp. Hy vọng trên đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp được các bạn khi gặp những sự cố trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Your Cart is Empty

Quay lại trang cửa hàng
%d